Giếng trời được sử dụng ngày càng nhiều, nó không chỉ mang đến sự thoáng đãng cho không gian nhà ở mà còn là yếu tố phong thuỷ quan trọng mang đến tài lộc và may mắn cho gia chủ. Để hiểu thêm về phong thuỷ giếng trời và những lợi ích mà nó mang lại thì đừng bỏ qua những thông tin sau đây của Thảo Lương Home.
Tóm tắt nội dung
Giếng trời là gì?
Giếng trời trong nhà chính là khoảng trống thông từ mái xuống nền đất. Đa phần giếng trời đóng vai trò trang trí cho căn nhà thêm thông thoáng, tuy nhiên nó còn có những chức năng khác như phong thủy, điều hòa không khí, hiệu chỉnh ánh sáng làm không khí bên trong nhà trở nên trong lành.
Vai trò của giếng trời trong nhà
Giếng trời là một giải pháp kiến trúc mang tính kỹ thuật nhằm lấy sáng và lưu thông khí tự nhiên, giải pháp cho những căn nhà phố không có nhiều mặt thoáng. Nhưng thực tế, giếng trời là một không gian đặc biệt, một điểm nhấn của ngôi nhà, cụ thể:
Tác dụng lấy sáng
Giếng trời là một giải pháp kỹ thuật nhằm cung cấp ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà bằng việc tạo điều kiện cho ánh sáng chiếu từ phần mái giếng trời xuống chân giếng trời. Giúp không khí và ánh sáng tự nhiên tràn vào bên trong không gian nội thất vì thế đây được xem là giải pháp cho những căn nhà bị thiếu sáng mà không thể trổ cửa sổ.
Tác dụng thông gió và điều hòa không khí
Lấy gió tự nhiên cũng là một trong những chức năng quan trọng của giếng trời. Điểm kiến trúc này giúp ngôi nhà thoáng mát, trong lành và dễ chịu hơn nhờ không khí bên trong và ngoài nhà có thể được trao đổi, lưu thông. Đây cũng là lý do nhiều gia chủ chọn thiết kế giếng trời để ngôi nhà được mát mẻ hơn, đặc biệt là trong mùa hè nóng bức.
Tác dụng tiết kiệm điện năng
Chính vì giếng trời giúp không gian nội thất trở nên sáng và mát mẻ hơn, những ngôi nhà sử dụng công năng này sẽ tiết kiệm được năng lượng điện cho các hệ thống làm mát và đèn chiếu sáng, mang lại hiệu quả kinh tế.
Tác dụng tạo vẻ đẹp thẩm mỹ
Giếng trời đã không còn xa lạ với các thiết kế Châu Âu thời trước, có thể thấy các thiết kế giếng trời mang đến cho không gian nội thất vẻ đẹp tươi mới, giúp không gian sinh động, tràn đầy sức sống.
Tác dụng phong thuỷ của giếng trời
Ngoài những chức năng trên, giếng trời còn góp phần cải thiện phong thuỷ cho căn nhà. Theo phong thủy, ánh sáng tự nhiên là nguồn sinh khí giúp duy trì sức khỏe sức sống cho con người, mang lại sự cân bằng sinh khí cho không gian, giúp mang lại tài lộc, sức khỏe…
Tầm quan trọng của phong thuỷ giếng trời và cách đặt giếng trời hợp phong thuỷ
Một giếng trời hợp phong thủy là phải được đặt ở những vị trí tốt trong nhà, nó không chỉ giúp tăng nét thẩm mỹ mà còn đảm bảo khí lưu thông tốt. Giếng trời thì không có hướng cụ thể. Tuy nhiên, khi đặt giếng trời người ta kiêng không đặt hướng Bắc của ngôi nhà.
Kích thước giếng trời theo phong thủy
Phong thủy giếng trời không quá mức phức tạp, nó phụ thuộc vào không gian, kiến trúc, công năng của căn nhà và mục đích của gia chủ.
Nhìn chung, bố trí ngũ hành cho giếng trời cần quan sát không gian, đặt tại đâu, có đặc tính ngũ hành nào để điều chỉnh và dùng chất liệu cho phù hợp với quy luật ngũ hành âm dương. Đồng thời, nên lưu ý đến việc kích hoạt các luồng sinh khí tốt nhờ các chi tiết tiểu cảnh như cây xanh, ao cá,…
Các vị trí bố trí phong thủy giếng trời nhà ống
Thiết kế giếng trời đảm bảo về cấu trúc giúp nhà phố sáng và thoáng, sang trọng, mới mẻ, có sức sống hơn. Giếng trời thì không có hướng cụ thể, tuy nhiên khi đặt giếng trời người ta kiêng không đặt hướng Bắc của ngôi nhà, chủ yếu là việc lựa chọn vị trí phù hợp tăng vẻ đẹp, tiện nghi cho không gian như:
Giữa nhà là một vị trí ưu tiên cho thiết kế giếng trời
Để khai thác tối đa hiệu quả tăng sáng cho ngôi nhà nên giếng trời thường được đặt ở khoảng giữa nhà (trung cung). Đây là khu vực mang đặc tính của hành Thổ, cân bằng với các hành khác theo nguyên tắc Hỏa thăng – Thủy giáng – Thổ bình hòa hoặc Mộc chuyển – Kim ẩn – Thổ trung dung.
Vị trí cầu thang
Khi quý vị muốn tận dụng khoảng trống và trang trí khu cầu thang thì giếng trời là một lựa chọn hợp lý nhất. Giếng trời được đặt ngay cầu thang kết hợp tiểu cảnh sẽ giúp không gian trong nhà được thông thoáng và mát mẻ hơn rất nhiều.
Vị trí tại phòng ăn
Nếu giếng trời đặt ở phòng ăn (hành mộc) thì có thể dùng cây cảnh, suối nước để có mộc và thủy tương sinh. Nếu mở giếng trời tương sinh thông thoáng cho phần bếp thì nên bố trí dạng ống, thẳng đúng mộc sinh hỏa và trên đỉnh phải có mái che.
Tại phòng ngủ
Đặt giếng trời kế bên phòng ngủ thì cách bài trí lại thiên về tính thủy và mộc nên chọn cách trang trí nhẹ nhàng, màu tươi sáng sẽ tốt hơn.
Những giếng trời để trơ trọi hoặc bọc khung sắt quá dày không tốt bằng những giếng trời để thoáng có vật liệu gần gũi với thiên nhiên (thổ, mộc hoặc thủy) và khung hoa sắt bảo vệ vừa đủ, có đường nét tạo hình sinh động cũng như biến giếng trời thành điểm nhấn nổi bật cho nội thất.
Hy vọng với những kiến thức “phong thuỷ giếng trời – những điều nên biết” sẽ giúp quý vị có thêm thông tin bổ ích để xây nhà và chọn giếng trời hợp phong thuỷ, giúp mang lại may mắn, tài lộc và sức khỏe cho cả gia đình. Quý vị cần tư vấn xây dựng hay có bất kỳ thắc mắc nào về xây dựng có thể để lại comment bên dưới hoặc liên hệ đến hotline của chúng tôi để nhận tư vấn từ các kiến trúc sư nhé!