Xây nhà trọn gói
trên toàn quốc
0584.333.999 - 0374.33.55.66

Phân biệt nhà mái Thái và mái Nhật – Nên chọn nhà nào?

Trang chủ » Tin tức » Kiến thức xây dựng » Phân biệt nhà mái Thái và mái Nhật – Nên chọn nhà nào?

Tóm tắt nội dung

Sơ lược về 2 loại nhà phổ biến nhất tại Việt Nam

Ở Việt Nam, khách hàng xây nhà thường quan tâm và thích các mẫu nhà mái dốc thay vì mái bằng đơn điệu. Trong đó có 2 loại nhà mái dốc đang rất phổ biến ở thời điểm hiện tại là nhà mái kiểu Nhậtnhà mái kiểu Thái.

[wps_alert type=”primary”]Xem thêm:
Nhà mái Nhật là gì và những thông tin cần biết khi xây loại nhà này[/wps_alert]

Nhiều người không có hiểu biết rộng về kiến trúc sẽ rất dễ nhầm lẫn 2 loại nhà mái, bởi thoạt nhìn chúng có thiết kế gần tương đối giống nhau. Ở bài viết này Thảo Lương Home sẽ hướng dẫn cách phân biệt 2 loại nhà kể trên cũng như kinh nghiệm khi lựa chọn nhà phù hợp với mình.

Phân biệt của nhà mái Nhật và nhà mái Thái

Nhà mái thái có độ dốc lớn hơn mái Nhật, nếu như nhà mái Thái được thiết kế theo kiểu chóp nhọn thì mái Nhật có độ bằng tương đối trên đỉnh chóp.

Nhà mái Nhật có phần mái thấp và hướng đổ về nhiều phía
Nhà mái Nhật có phần mái thấp và hướng đổ về nhiều phía

Mái ngói Nhật có dạng gần giống mái kiểu Thái, nhưng độ dốc của mái Nhật thấp hơn rất nhiều so với các loại nhà mái Thái. Mái Nhật thường có độ dốc nhỏ hơn 40%, độ dốc đủ để thoát thoát nước mưa, cũng chính bởi chúng sở hữu độ dốc nhỏ nên nhiều nơi hay gọi mái Nhật là mái lùn.

Nhà mái Thái có phần mái cao và hướng đổ về 2 phía
Nhà mái Thái có phần mái cao và hướng đổ về 2 phía

Một đặc điểm giúp bạn dễ dàng nhận dạng nữa là nhà mái Thái được rẽ theo 2 hướng thì nhà mái Nhật lại mở rộng ra nhiều hướng khác nhau (phổ biến nhất là 4 hướng), bao gồm những mái nhỏ giao với mái lớn, xếp chồng lớp lên nhau tạo cảm giác gợn sóng lạ mắt.

Ưu điểm của nhà mái Nhật và nhà mái Thái?

Trước khi đi vào phân tích nên chọn nhà mái Nhật hay mái Thái, chúng ta tìm hiểu sơ qua về một vài đặc điểm của 2 loại nhà này:

Đặc điểm của nhà mái Nhật

Xuất phát từ đất nước mặt trời mọc và hoa anh đào, nhà mái Nhật mang nhiều nét đặc trưng của văn hóa con người Nhật Bản.

Nhà cửa chủ yếu làm bằng gỗ, sàn nâng cao khỏi mặt đất, mái dốc lợp bằng ngói hoặc tranh, thiết kế bên trong không xây tường vách mà thay vào đó được ngăn buồng bằng cửa lùa (còn gọi là fusuma) nên rất dễ trong việc điều chỉnh các không gian lớn nhỏ tùy theo nhu cầu.

Một mẫu nhà mái Nhật đẹp của Thảo Lương Home thiết kế
Một mẫu nhà mái Nhật đẹp của Thảo Lương Home thiết kế

Sàn nhà làm bằng chất liệu gỗ hoặc lát chiếu, không kê bàn ghế, chủ nhà hoặc khách sẽ quỳ hoặc ngồi bệt trên sàn, khi cần thì trải nệm ngủ hoặc dùng các loại bàn thấp.

Đây được xem là thiết kế đặc trưng của kiến trúc Nhật Bản do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên nơi đây như ít mưa nên mái chỉ cần độ dốc vừa phải để dễ dàng thoát nước để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, khi du nhập vào Việt Nam, các kiểu nhà mái Nhật đa số được các kỹ sư người Việt biến đổi ít nhiều để phù hợp với khí hậu và hài hòa với văn hóa của người Việt.

Đặc điểm của nhà mái Thái

Đặc điểm lớn nhất của loại nhà này là có độ dốc khá lớn, ngoài ra nhà mái thái có tính năng tản nhiệt chống nóng.

Ngoài ra, do đặc trưng nhà mái thái có độ dốc cao nên khi trời mưa, nước mưa sẽ trôi đi rất nhanh, đồng thời chính lợi thế này cũng giúp bảo vệ ngôi nhà khỏi thấm dột, ngấm nước rất hiệu quả.

Moột mẫu nhà mái Thái đẹp của Thảo Lương Home thiết kế
Moột mẫu nhà mái Thái đẹp của Thảo Lương Home thiết kế

Nên xây nhà mái Nhật hay mái Thái?

Mỗi một loại nhà đều có phong cách thiết kế cũng như ưu điểm vượt trội riêng nên không thể nói loại nhà nào hơn loại nhà nào! Tùy thuộc sở thích cũng như chi phí và mong muốn của gia chủ để lựa chọn phong cách thiết kế nhà phù hợp!

Xét về chi phí thì nhà mái Thái sẽ cao hơn so với nhà mái Nhật nếu so sánh trên cùng 1 diện tích và số tầng, cụ thể một ngôi nhà mái Thái 2 tầng sẽ ngang ngửa chi phí một ngôi nhà mái Nhật 3 tầng cùng diện tích.

Giải thích cho sự khác biệt lớn này là do nhà mái Thái tốn thêm 1 khoản chi phí để đổ bê tông mái dốc so với phần mái Nhật không cần đổ bê tông. Phần bê tông phải đổ nhiều để cố định giữ chắc chân mái nên sẽ tốn chi phí vật tư hơn.

Qua bài viết này, Thảo Lương Home đã hướng dẫn chi tiết cách để phân biệt 2 loại nhà trên, kèm theo đó là những ưu điểm đặc trưng của 2 loại mái nhà này. Qua đó giúp gia chủ có thể chọn lựa phong cách nhà ưa thích cũng như cân nhắc tài chính loại nhà phù hợp với mình.

[wps_alert type=”success”]Tham khảo thêm:
Những mẫu nhà 2 tầng mái Nhật sẽ là xu hướng[/wps_alert]

Và nếu như bạn đang có mong muốn bằng cách cách thức liên hệ ở dưới chân trang. Đội ngũ tư vấn viên của Thảo Lương Home luôn có mặt Online và sẵn sàng hỗ trợ cũng như giải đáp mọi thắc mắc của bạn!

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x