Móng đơn nhà 2 tầng là hạng mục quan trọng đảm bảo độ bền chắc và giúp chống chịu lực cho công trình. Đây sẽ là lựa chọn tốt nhất giúp tối ưu chi phí xây dựng, phù hợp với những gia chủ sở hữu nền đất tốt và muốn xây nhà 2 tầng. Tuy nhiên, tùy tình trạng khuôn đất và quy mô xây dựng, nền móng của mỗi công trình sẽ khác nhau. Để hiểu rõ hơn về móng đơn trước khi xây nhà 2 tầng, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết hôm nay.
Tóm tắt nội dung
Tìm hiểu về móng đơn của nhà 2 tầng
Móng đơn là gì?
Móng nhà là bộ phận nằm dưới công trình, được thiết kế phù hợp tùy theo tình trạng khuôn đất và quy mô ngôi nhà. Đối với nhà 2 tầng cũng vậy, sau khi kiểm tra, khảo sát khuôn đất, các kiến trúc sư sẽ đưa ra phương án thiết kế móng nhà hợp lý giữa các loại móng như: móng đơn, móng băng, móng cọc,…
Trong đó móng đơn (hay còn gọi là móng cốc) là loại được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Loại móng này thường được sử dụng cho những công trình có tải trọng nhẹ như: nhà dưới 3 tầng, nhà kho, xưởng nhỏ… và đất nền khu vực xây dựng móng cũng phải có độ cứng và tính ổn định cao.
Cấu tạo móng đơn của nhà 2 tầng
Sử dụng móng đơn cho nhà 2 tầng có ưu điểm cấu tạo đơn giản nên không đòi hỏi chi phí xây dựng quá cao. Tuy nhiên, để xây dựng loại móng này đòi hỏi tình trạng khuôn đất ổn định, có độ cứng.
Móng đơn được thiết kế, thi công riêng lẻ với hình dạng vuông, tròn, chữ nhật hoặc 8 cạnh. Kết cấu móng đơn có 1 cột hoặc 1 cụm sát nhau giúp chống đỡ và phân tán lực.
Đối với loại móng đơn được làm từ gạch thì chỉ cần xếp các lớp gạch chồng lên nhau. Còn đối với móng đơn được làm từ bê tông cốt thép thì sẽ bao gồm bê tông lót móng, bản móng, cổ móng và giằng móng. Mỗi một thành phần của móng đơn cốt thép đều cần tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn để đảm bảo độ bền chắc.
Phân loại móng đơn và lựa chọn khi xây nhà 2 tầng
Có rất nhiều loại móng đơn được lựa chọn tùy theo tình trạng khuôn đất khác nhau. Thông thường, các loại móng đơn được lựa chọn xây nhà 2 tầng gồm có: móng đơn đúng tâm, móng đơn chân vịt, móng lệch tâm nhỏ, móng lắp ghép…
Ngoài ra, dựa theo kinh nghiệm của các chuyên gia, chúng ta có thể phân loại được 3 loại móng đơn phổ biến khi xây nhà 2 tầng dựa theo các đặc điểm như sau:
- Dựa theo đặc điểm tải trọng: móng chịu tải trọng đúng tâm, móng chịu tải trọng lệch tâm, móng các công trình cao, móng chịu lực ngang lớn, móng chịu tải trọng thẳng đứng, moment nhỏ.
- Dựa theo độ cứng: móng cứng tuyệt đối, móng mềm và móng cứng hữu hạn.
- Dựa theo cách thức chế tạo: gồm có móng toàn khối, móng lắp ghép.
Ưu và nhược điểm của móng đơn khi xây nhà 2 tầng
Ưu điểm móng đơn
Móng đơn có thành phần cấu tạo đơn giản giúp tối ưu chi phí xây dựng.
Dễ thi công, giúp rút ngắn thời gian thi công.
Dễ ứng dụng, thích hợp với các công trình có quy mô vừa và nhỏ như nhà 2 tầng.
Nhược điểm móng đơn
Không xây dựng được ở các vùng đất yếu.
Không áp dụng được với các công trình có quy mô lớn.
Có thể xảy ra tình trạng sụp lún nguy hiểm nếu tình trạng khuôn đất không phù hợp mà vẫn cố xây.
Quy trình thi công móng đơn nhà 2 tầng
B1: Chuẩn bị
Nền móng có vai trò vô cùng quan trọng nên cần đảm bảo độ chính xác cao. Để thi công móng đơn nhà 2 tầng, trước tiên gia chủ cần dọn dẹp sạch sẽ mặt bằng khuôn đất xung quanh. Đồng thời, cần khảo sát và thiết kế bản vẽ phù hợp để quá trình thi công suôn sẻ, tiết kiệm nhiều chi phí xây dựng hơn.
B2: Đào hố
Sau khi đã dọn dẹp mặt bằng, thợ sẽ tiến hành đào móng theo đúng kích thước và vị trí đúng với bản vẽ thiết kế. Lưu ý là nếu có nước thì phải hút đi ngay để đảm bảo chất lượng của nền móng.
B3: Làm phẳng mặt hố
Gia chủ cần lưu ý làm phẳng mặt hố để tạo sự cân bằng, đảm bảo chất lượng của quá trình thi công công trình. Thông thường, người ta sẽ sử dụng đá dăm mỏng để rải lên bề mặt.
B4: Đổ bê tông lót
Tiến hành đổ bê tông lót lên mặt đá dăm mỏng vừa trải với độ dày khoảng 10cm. Điều này sẽ giúp lớp vữa và bê tông hạn chế mất nước, đồng thời cố định và làm phẳng đáy móng.
B5: Thi công cốt thép
Tuỳ theo quy mô và hình dáng của móng đơn mà cách thi công cốt thép sẽ có sự khác nhau. Lưu ý nên lựa chọn loại thép tốt, đặt khoảng cách giữa các thanh thép khoảng 10 – 15cm, bố trí thép cách mặt bê tông lót khoảng 5cm. Điều này sẽ giúp đảm bảo độ chắc chắn, hạn chế tình trạng thép bị ăn mòn.
B6: Đổ bê tông móng
Giai đoạn cuối cùng để hoàn thiện là đổ bê tông móng, bước này vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo kết cấu công trình. Nên lưu ý tiến hành trộn bê tông theo đúng tỉ lệ tiêu chuẩn giúp công trình đạt độ vững chắc, an toàn.
Trên đây là toàn bộ thông tin về móng đơn nhà của nhà 2 tầng. Mong rằng những kiến thức vừa chia sẻ sẽ giúp Quý vị hiểu rõ và đưa ra lựa chọn thi công phù hợp. Nếu Quý vị còn bất kỳ điều gì cần giải đáp, hãy để lại thông tin ở phần bình luận hoặc gọi ngay hotline để được hỗ trợ tận tình.