Xây nhà trọn gói
trên toàn quốc
0584.333.999 - 0374.33.55.66

Tiêu chuẩn của kết cấu móng nhà 1 tầng và quy trình thi công chuẩn

Trang chủ » Tin tức » Kiến thức xây dựng » Tiêu chuẩn của kết cấu móng nhà 1 tầng và quy trình thi công chuẩn

Kết cấu móng nhà có vai trò rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến chất lượng toàn bộ bố cục của ngôi nhà. Chính vì thế, khi thiết kế và xây dựng bất kỳ một công trình nhà ở nào Quý khách cũng cần phải nắm rõ những thông tin cơ bản về kết cấu của móng nhà để có thể đảm bảo thi công đúng kỹ thuật và chất lượng tối ưu. Bài viết dưới đây sẽ trình bày cụ thể các vấn đề liên quan đến kết cấu móng nhà 1 tầng.

Tóm tắt nội dung

Móng nhà là gì? Tầm quan trọng của kết cấu móng!

Kết cấu móng nhà 1 tầng vững chắc
Kết cấu móng nhà 1 tầng vững chắc

Móng nhà: phần không thể thiếu của ngôi nhà, còn có tên gọi khác là móng nền hay nền móng là phần kết cấu kỹ thuật nằm ở phía dưới cùng của một công trình nhà ở. Nó là tổ hợp bao gồm gạch, đá, bê tông….

Móng có vai trò chịu đựng toàn bộ tải trọng của công trình vào nền đất, đảm bảo công trình chịu được sức ép của từng lầu và bảo đảm sự chắc chắn, chất lượng cho toàn bộ công trình. 

Móng nhà cần được thi công an toàn, tránh trường hợp bị lún nền gây ra nứt hoặc đổ vỡ cả công trình. Móng nhà là yếu tố quan trọng cần được cân nhắc khi thi công, bởi nó là nền tảng, là yếu tố quyết định đến sự kiên cố của ngôi nhà.

Các loại móng nhà phổ biến cho nhà ở 1 tầng

Để phù hợp với từng loại công trình nhà ở, tình trạng đất xây dựng thì móng nhà được chia thành 4 loại phổ biến bao gồm: móng bè, móng đơn, móng băng và móng cọc.

a. Khái niệm móng bè

Móng bè hay còn gọi là móng toàn diện
Móng bè hay còn gọi là móng toàn diện

Móng bè hay còn gọi là móng toàn diện, được thiết kế và sử dụng trên những vị trí có nền đất yếu, không chịu được tải trọng lớn. Hoặc là do yêu cầu của kết cấu phần móng công trình bên dưới là tầng hầm, nhà kho, bể bơi, bồn chứa…

Đây là một phương thức tận dụng lớp đất nền tốt ở phía trên, không thực hiện đào sâu. Bề dày của móng thường có độ dày từ 0,5m đến 2m với 2 phương chịu lực, đảm bảo được chất lượng công trình.

b, Móng cọc

Móng cọc là loại móng được sử dụng đối với những công trình lớn xây dựng trên nền đất yếu. Cấu tạo của móng cọc gồm có đài và cọc, thực hiện nhiệm vụ chính là truyền trọng lực từ công trình xuống lớp đất nền tốt, đến tận sỏi đá phía sâu nằm ở dưới và xung quanh nó.

c, Móng đơn

Móng đơn là phương án giúp gia chủ tiết kiệm được chi phí
Móng đơn là phương án giúp gia chủ tiết kiệm được chi phí

 Móng đơn là loại móng chịu được trọng lực của một cột hoặc nhiều cột có vị trí gần nhau. Nó được sử dụng để cố định hoặc xây dựng những công trình có quy mô nhỏ, tải trọng nhẹ ví dụ như: nhà kho, nhà 1-2-3-4 lầu, nhà phổ thông. 

Đây là phương pháp dùng đế và cột để hình thành nên phần móng. Móng đơn thường có hình vuông hoặc hình chữ nhật và được bố trí riêng lẻ với nhau. Đây được cho là phương pháp giúp gia chủ tiết kiệm được nhiều chi phí.

d, Móng băng

Móng băng là loại móng dài nằm ở dưới các cột, trụ hay tường của công trình. Thường có 2 loại: Loại 1 dải dài hoặc 1 hàng dài song song nhau, có thể giao nhau thành hình chữ thập. Đây là loại móng được thiết kế để chịu trọng lực cho tường hoặc cột.

Tiêu chuẩn chung của kết cấu móng nhà 1 tầng

Thực hiện theo quy tắc chuẩn mang đến sự an toàn và chắc chắn
Thực hiện theo quy tắc chuẩn mang đến sự an toàn và chắc chắn

Để có thể dễ dàng thiết kế và xây dựng móng nhà 1 tầng an toàn và chất lượng, quý khách nên tuân thủ theo một số quy tắc chung sau đây:

  • Khi tiến hành thi công nền móng, quý khách nên phối hợp khảo sát và nghiên cứu cùng các đơn vị làm công trình ngầm, đường sá…được lưu ý trong quá trình “chu kỳ không”.
  • Đối với những nền đất đặc biệt như đất đắp, đất lún….khi thi công móng cần phải tổ chức theo dõi chuyển vị và biến dạng móng và công trình trong từng thời kỳ giai đoạn để có thể đo đạc và có tính toán chi phí cần thiết trong bố trí mốc đo và thực hiện theo dõi.
  • Khi lựa chọn phương thức xây dựng nền cần phải cân nhắc các số liệu khảo sát địa chất đã thu thập được và thực hiện nghiên cứu và khảo sát bổ sung nếu phát hiện số liệu trong thiết kế không tương xứng với điều kiện thực tế.
  • Các loại vật liệu, cấu kiện, bộ phận kết cấu được sử dụng cho xây dựng nền móng phải đáp ứng được những yêu cầu về thiết kế và thỏa mãn được các điều kiện tiêu chuẩn do Nhà nước & kỹ thuật tương ứng đã đặt ra.
  • Quá trình thi công nền móng cần phải được kiểm tra kỹ thuật kỹ lưỡng bởi chủ đầu tư và cơ quan đặt hàng đối với những bộ phận có kết cấu quan trọng đã hoàn thành riêng, lập những biên bản nghiệm thu trung gian cho các bộ phận đó.

Quy trình thi công chuẩn móng nhà 1 tầng

Đối với mọi loại công trình khác nhau thì sẽ tương ứng với một quy chuẩn thi công khác nhau. Nhưng sau đây là quy trình thi công móng nhà 1 tầng cơ bản, an toàn và đơn giản nhất:

Bước 1Tiến hành đào hố móng
Bước 2Thực hiện làm phẳng mặt hố móng
Bước 3Kiểm tra nâng cao độ lót móng có đạt tiêu chuẩn không
Bước 4Đổ bê tông lót và tiến hành cắt đầu cọc
Bước 5Tiến hành ghép cốp pha móng và đà kiềng móng
Bước 6Thi công đổ bê tông móng
Bước 7Công tác tháo dỡ cốp pha móng
Bước cuốiThực hiện bảo dưỡng bê tông móng sau khi đổ
Quy trinh các bước thi công chuẩn móng nhà 1 tầng

Trên đây là những thông tin hữu ích về tiêu chuẩn của kết cấu móng nhà và quy trình thi công chuẩn móng nhà 1 tầng. Qua đây chúng tôi tin rằng Quý khách có hiểu rõ hơn về phần kết cấu móng, qua đó tiến hành thi công một cách an toàn và hiệu quả.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x