Báo giá xây dựng phần thô là vấn đề được nhiều chủ đầu tư đặc biệt quan tâm. Theo đó, phần thô được xem là một trong những bước mấu chốt để ngôi nhà được vững chắc cũng như có công năng sử dụng đúng với thiết kế. Mời quý vị cùng tìm hiểu về báo giá thô mới nhất và những cách để tiết kiệm chi phí xây nhà.
Tóm tắt nội dung
Báo giá xây dựng phần thô và cách tính chi phí
Xây dựng phần thô giúp định hình ngôi nhà về công năng sử dụng của từng khu vực đúng với thiết kế. Đây là giai đoạn quan trọng nhất khi xây nhà và cũng là giai đoạn chiếm nhiều thời gian và chi phí xây dựng nhất.
Xây phần thô nhà cần phải đáp ứng được chất lượng kết cấu bê tông cốt thép (móng, dầm, sàn, cột), tường gạch, cầu thang (nếu có), dây điện và ống nước (âm tường hoặc âm sàn theo thiết kế),…. một cách hoàn chỉnh nhất, đúng với thiết kế. Báo giá xây nhà cụ thể như sau:
- Đơn giá xây phần thô nhà phố: 4.500.000đ
- Đơn giá xây phần thô nhà mái thái: 5.000.000đ
- Đơn giá xây phần thô nhà mái nhật: 5.500.000đ
- Đơn giá xây phần thô biệt thự/lâu đài: 6.000.000đ
Lưu ý: Bảng giá của Thảo Lương Home có hiệu lực đến thời điểm bài viết được đăng tải và có thể điều chỉnh thay đổi bất kỳ lúc nào trong tương lai, vì vậy Quý khách mong muốn có báo giá mới & chính xác nhất, xin hãy liên hệ với trực tiếp chúng tôi.
#1 Công thức tính chi phí phần thô
Đơn giá xây nhà phần thô = tổng diện tích xây dựng (bao gồm phần móng + tầng trệt + các tầng lầu + diện tích xây dựng khác…) x đơn giá/m2.
Tổng diện tích xây dựng = DT móng quy đổi + DT sàn trệt quy đổi + DT sàn các lầu quy đổi + DT mái hệ số nghiêng quy đổi + DT sân quy đổi + DT các công trình phụ quy đổi
#2 Những yếu tố trong diện tích xây dựng
Loại móng | Diện tích |
---|---|
Móng đơn | 20% – 30% diện tích tầng trệt |
Móng cọc | 40% – 50% diện tích tầng trệt (không bao gồm ép cọc) |
Móng băng | 50% – 60% diện tích tầng trệt |
Độ sâu của tầng hầm | Diện tích |
---|---|
1.3m so với cao độ vỉa hè | 150% |
1.7m so với cao độ vỉa hè | 170% |
2.0m so với cao độ vỉa hè | 200% |
Loại mái | Diện tích |
---|---|
Mái BTCT, sân thượng | 50% diện tích |
Mái ngói vì kèo sắt | 70% diện tích mái nghiêng |
Mái lợp tôn | 20% – 30% diện tích |
Mái BTCT lợp ngói | 80% -100% diện tích mái nghiêng |
Các phần khác | Diện tích |
---|---|
Tầng trệt và các lầu | 100% diện tích |
Phần tum che thang | 100% diện tích |
Thông tầng ≥ 8m2 | 50% diện tích |
Thông tầng < 8m2 | 100% diện tích |
Cách tiết kiệm chi phí xây nhà
Để xây một ngôi nhà khang trang vừa với túi tiền, gia chủ cần có sự chuẩn bị thật chu đáo trước khi mời nhà thầu. Dưới đây là những kinh nghiệm tiết kiệm chi phí xây nhà, tránh được chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng.
#1 Trang bị kiến thức cơ bản về xây dựng
Khi xây nhà, gia chủ cần trang bị cho mình vốn kiến thức cần có và một khoản kinh phí dự trù phù hợp với điều kiện gia đình. Những kiến thức này có thể học hỏi từ bạn bè hoặc tham khảo báo để có thể chủ động hơn và biết cách lựa chọn phương án làm việc phù hợp và tiết kiệm nhất.
Gia chủ cần lập một kế hoạch rõ ràng, càng chi tiết càng tốt, ví dụ dự đoán tổng chi phí xây dựng, giá vật liệu xây dựng, nhân công… Ngoài ra, gia chủ cũng nên cân nhắc giữa diện tích xây dựng và diện tích sinh hoạt, số lượng phòng hợp lý,… để tránh tình trạng xây thừa phòng, làm lãng phí không gian và tốn chi phí xây dựng.
#2 Lựa chọn khu đất xây dựng
Nếu chưa có sẵn đất xây nhà, gia chủ nên chọn mua mảnh đất bằng phẳng, giao thông thuận tiện để giảm bớt các chi phí trong quá trình xây dựng cũng như sinh sống sau này. Đừng nên xây nhà ở những nơi lồi lõm, nhiều đá, nhiều nước vừa mất công sức và tốn thêm chi phí.
Đừng lựa chọn những khu đất có tầng địa chất yếu vì việc gia cố móng như ép cọc, khoan cọc nhồi, đóng cừ tràm sẽ tốn thêm nhiều chi phí.
3. Lựa chọn phong cách kiến trúc
Phong cách ngôi nhà sẽ quyết định nhiều đến khoản chi phí xây dựng. Nhà theo phong cách biệt thự, cổ điển cầu kỳ đương nhiên sẽ mất nhiều chi phí xây dựng hơn so với nhà thiết kế theo phong cách hiện đại, đơn giản.
Nếu gia chủ ngân sách vừa phải, hãy chọn phong cách nhà hiện đại và kiểu thiết kế đơn giản. Còn nếu gia chủ có nguồn tài chính nhiều hơn và mong muốn công trình độc đáo, nhiều hoa văn và bề thế hơn thì có thể lựa chọn phong cách cổ điển và tân cổ điển cho ngôi nhà. Gia chủ cũng có thể dành thời gian tham khảo và đi thăm thật nhiều ngôi nhà đẹp khác.
4. Thuê công ty thiết kế thi công uy tín
Gia chủ nên tìm một công ty thiết kế, hoặc kiến trúc sư có kinh nghiệm để thiết kế nhà phù hợp với sở thích và yêu cầu sử dụng của cả gia đình. Hãy đi xem những công trình mà đơn vị này đã thực hiện để kiểm tra chất lượng công trình và dịch vụ công ty.
Khi đã chọn được một đơn vị ưng ý hãy dành nhiều thời gian để trao đổi với các kiến trúc sư và thống nhất ngay từ đầu, tránh việc làm đi, làm lại mất thời gian của cả hai bên hoặc phát sinh những chi phí khác không cần thiết.
Ngoài ra, những thỏa thuận giữa gia chủ và công ty thuê cần được ghi rõ trong hợp đồng càng chi tiết càng tốt để đảm bảo quyền lợi của 2 bên, tránh các tranh chấp về sau.
5. Lựa chọn thời điểm thi công phù hợp
Một lưu ý cho gia chủ là nên xây nhà vào mùa nắng khô ráo, sẽ thuận lợi rất nhiều, và quá trình thi công sẽ không bị gián đoạn. Vì thời gian là vàng bạc nên thi công càng nhanh càng tốt, sẽ giảm được nhiều chi phí. Đặc biệt, nếu gia chủ vay ngân hàng để làm nhà thì việc thi công càng nhanh càng tốt.
Trên đây là báo giá xây dựng phần thô mà gia chủ có thể tham khảo khi xây nhà. Ngoài ra, Thảo Lương Home còn chia sẻ những kinh nghiệm giúp tiết kiệm chi phí trong quá trình xây nhà. Chúc quý vị có thể thiết kế và thi công nhà ở theo đúng mong muốn của gia chủ với mức chi phí hợp lý nhất.