Cấu tạo bể phốt 3 ngăn như thế nào? Đây là câu hỏi được nhiều gia chủ quan tâm hiện nay. Theo đó, bể phốt 3 ngăn là loại bể có hiệu suất xử lý nước thải ổn định cũng như thời gian sử dụng lâu dài, ít bị hư hỏng. Nếu quý vị đang có ý định xây lắp bể tự hoại 3 ngăn thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của Alo Xây dựng để nắm được các thông tin về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bể.
Tóm tắt nội dung
Cấu tạo bể phốt 3 ngăn được thiết kế như thế nào?
Bể phốt (bể tự họai) với công dụng giúp xử lý toàn bộ chất thải mà quá trình sinh hoạt, sinh sống của người dân thải ra. Bể phốt 3 ngăn hiện nay có cấu tạo rõ ràng, với những chức năng cụ thể, bao gồm: ngăn chứa, ngăn lắng và ngăn lọc.
- Ngăn chứa: Đây là nơi chứa toàn bộ các chất thải và nước từ sinh hoạt, tại đây, các vi sinh vật sẽ phân hủy thành bùn. Diện tích của ngăn chứa này thường khá lớn, chiếm ½ tổng diện tích của bể.
- Ngăn lọc: Đây là ngăn có vai trò lọc các chất thải lơ lửng sau khi phân hủy ở ngăn chứa. Thông thường bể này sẽ chiếm ¼ tổng diện tích của bể.
- Ngăn lắng: Nếu những chất thải không thể phân hủy được ở ngăn chứa như kim loại, tóc, vật cứng… thì sẽ ở ngăn này. Thông thường, diện tích ngăn lắng sẽ bằng ngăn lọc trong cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn.
Nguyên lý hoạt động của bể phốt 3 ngăn
Bể tự hoại có tác dụng hạn chế tối đa khả năng tắc nghẽn bồn cầu. Nguyên lý hoạt động của bể này diễn ra như sau:
- Sau khi xả nước, chất thải (chất xơ, đạm, chất béo… có trong nước tiểu, phân) sẽ theo đường dẫn xuống ngăn chứa để phân hủy.
- Chất thải sẽ biến thành dạng bùn và lắng xuống đáy.
- Ngăn lọc sẽ lọc các chất thải lơ lửng đã được xử lý ở ngăn chứa.
- Tuy nhiên với các chất thải không tan như kim loại, tóc, nhựa… thì sẽ đưa sang bể lắng và đọng lại.
- Sau một thời gian sẽ chảy ra ngoài hoặc hóa thành khí nếu gặp điều kiện thích hợp.
Bể tự hoại 3 ngăn có những loại nào?
Hiện nay, có 2 cách xây dựng bể tự hoại phổ biến: một là xây bằng gạch, hai là xây bằng bê tông cốt thép đúc nguyên khối. Cụ thể như sau:
#1 Bể tự hoại 3 ngăn bằng gạch
Trước khi xây dựng hầm 3 ngăn bằng gạch, gia chủ cần phải chuẩn bị những vật liệu sau: Gạch đặc M75 (gạch có cấp độ bền B5), vữa xi măng cát vàng M75. Một số yêu cầu bắt buộc khi xây bể 3 ngăn bằng gạch là:
- Xây bằng tường đôi có độ dày thấp nhất là 220mm.
- Mạch vữa khi xây phải no, dày đều nhau và được miết kỹ Để tránh việc hở mạch hay bể bị nứt tường sau một thời gian sử dụng.
- Cả mặt ngoài và trong của bể đều phải trát vữa xi măng cát vàng M75, dày 20mm.
- Lựa chọn loại xi măng chuyên dụng dành riêng cho việc xây bể tự hoại.
- Khi xây đến các góc bể phải tiến hành trát nguýt góc.
- Mặt trong tường bể và phần đáy bể, phải đặt các tấm lưới inox, thép chống nứt và chống thấm ít nhất 200mm.
#2 Bể tự hoại 3 ngăn bằng bê tông, cốt thép đúc sẵn khối
Gia chủ cần lựa chọn bê tông cốt thép mác tiêu chuẩn 200. Các loại bể này có các đầu nối đường ống qua bể để ngăn tình trạng rỉ nước ra ngoài, đảm bảo chất lượng của bể không bị hư hại với thời gian.
#3 Bể tự hoại 3 ngăn Composite
Là phương pháp chế tạo mới, có nguyên lý hoạt động như bể tự hoại 3 ngăn nhưng được sản xuất dạng module tại nhà máy và sẽ lắp ráp ngay tại vị trí đặt. Đây là loại bể được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay. Hiệu quả mà bể tự hoại 3 ngăn mang đến vượt trội hơn rất nhiều so với các loại bể tự hoại khác.
Bể tự hoại composite 3 ngăn mang đến một số lợi ích như sau:
- Xử lý chất thải nhanh chóng và hiệu quả hơn
- Tất cả chất thải đều sẽ được thu gom và xử lý trước khi thải ra môi trường tự nhiên, loại bỏ các nguyên nhân gây ô nhiễm…
- Ngăn chặn tình trạng chất thải có thể bị rò rỉ ra ngoài
Cách đặt bể phốt 3 ngăn để thuận tiện trong việc sử dụng
Bể phốt được đặt ngay bên dưới khu vệ sinh hoặc cách nhà khoảng 3-5m. Tùy vào thiết kế ngôi nhà và kích thước bể chứa mà gia chủ có thể cân nhắc vị trí đặt bể phù hợp.
#1 Đặt bể ngoài nhà
Không gây ảnh hưởng gì đến kết cấu ngôi nhà, nên việc sửa chữa, bảo dưỡng sẽ dễ dàng hơn. Gia chủ có thể lắp đặt khi xây nhà đã xong. Tuy nhiên, nếu lựa chọn phương án này thì đường ống và các mối nối sẽ dài hơn, tình trạng tắc nghẹt vì vậy cũng dễ xảy ra hơn.
#2 Bể chứa xây trong nhà
Cách bố trí này sẽ có giá thành rẻ hơn, ít bị tắc nghẹt hơn. Tuy nhiên, khi lắp đặt, gia chủ cần tuân thủ các tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn. Vì với vị trí này, bể dễ xảy ra rò rỉ và ảnh hưởng đến kết cấu ngôi nhà. Vị trí lý tưởng nhất trong nhà để lắp đặt bể là ngay dưới gầm cầu thang.
Những lưu ý khi thiết kế và xây dựng bể tự hoại 3 ngăn
Gia chủ nên xây bể 3 ngăn thay vì 2 ngăn nếu lượng nước thải gia đình trên 10 m3/ngày. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi thiết kế và xây dựng bể tự hoại 3 ngăn, để đảm bảo bể vận hành ổn định:
- Chiều rộng của bể tối thiểu là 0.7m. Nếu thiết kế bể theo hình chữ nhật thì tỉ lệ chiều dài, chiều rộng là 3:1.
- Chiều sâu từ lớp nước tính từ đáy bể tới mặt nước là trên 1.2m.
- Với bể tự hoại 3 ngăn, đáy bể đổ bằng tấm đan bê tông cốt thép mác 200, độ dày nền trên 150mm.
- Trong quá trình xây, gia chủ nên sử dụng gạch lỗ nhỏ, đổ bê tông đúc sẵn để đảm bảo bể hoạt động ổn định.
- Ống bể phốt nên được đặt cao, gần phía tấm đan để khí thải không gây ảnh hưởng đến không gian xung quanh.
- Ống bể phốt lắp trên cao cùng độ dốc hợp lý của ống xả để việc xử lý chất thải tốt hơn.
- Chiều cao bể phốt khác nhau, gia chủ có thể lựa chọn vị trí lắp ống khác nhau. Ví dụ, với bể phốt cao 1,3m thì vị trí đặt bể tương ứng là 0,35m.
Trên đây là những thông tin hữu ích về cấu tạo bể phốt 3 ngăn đã được Alo Xây dựng tổng hợp chi tiết. Hy vọng quý vị sẽ có thể hiểu biết tường tận về loại bể phốt này để có lựa chọn thích hợp nhất. Ngoài ra, nếu có nhu cầu lắp đặt bể phốt tự hoại, hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn tận tình nhất.
a
a