Xây nhà trọn gói
trên toàn quốc
0584.333.999 - 0374.33.55.66

Các loại móng nhà và những lưu ý khi lựa chọn xây dựng nền móng

Trang chủ » Tin tức » Kiến thức xây dựng » Các loại móng nhà và những lưu ý khi lựa chọn xây dựng nền móng

Các loại móng nhà được lựa chọn tùy thuộc vào tính chất công trình và khuôn đất xây dựng. Móng nhà là phần quan trọng của mỗi công trình, giúp phân tán tải trọng của công trình xuống nền. Lựa chọn đúng loại móng nhà phù hợp sẽ đảm bảo chất lượng, tối ưu chi phí và sự an toàn của mọi người. Vậy có những loại móng nhà nào và nên chọn loại móng nhà ra sao, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!

Tóm tắt nội dung

Tầm quan trọng của việc lựa chọn móng nhà

Trong xây dựng, để hình thành nên 1 ngôi nhà vững chắc thì điều đáng quan tâm nhất là phải kể đến móng nhà. Móng nhà là một hạng mục trong kết cấu của công trình, được cấu tạo bởi bê tông, cốt thép.

Móng nhà chịu toàn bộ tải trọng của công trình phía trên
Móng nhà chịu toàn bộ tải trọng của công trình phía trên

Móng nhà được thiết kế và thi công ở dưới của công trình, chịu tải trọng của toàn bộ công trình phía trên. Nếu lựa chọn nền móng không phù hợp hoặc thi công kém chất lượng sẽ gây tốn nhiều chi phí để sửa chữa. Một số trường hợp có thể gây mất an toàn, thiệt hại cho người sử dụng. Do đó, điều cần thiết nhất chính là lựa chọn đúng loại móng phù hợp với công trình chuẩn bị xây dựng.

Các loại móng nhà phổ biến hiện nay

Tùy theo tính chất công trình và tình trạng khuôn đất xây dựng sẽ có loại móng phù hợp. Móng nhà được phân loại dựa trên kết cấu và kỹ thuật xây dựng. Một số loại móng nhà phổ biến gồm có:

#1 Móng đơn (Móng cốc)

Móng đơn hay còn gọi là móng cốc là loại móng được lựa chọn xây dựng phổ biến hiện nay. Loại móng này có chi phí xây dựng rẻ nhất trong các loại móng nhà hiện nay.

Móng đơn là loại móng được sử dụng phổ biến hiện nay
Móng đơn là loại móng được sử dụng phổ biến hiện nay

Móng đơn được xây ở dưới phần chân của các hệ cột (cột nhà, cột sảnh), mố trụ… Thông thường, móng đơn được xây dựng dưới dạng hình vuông, chữ nhật, tròn… Mức độ chịu lực tùy thuộc vào thành phần cấu tạo hoặc mác bê tông.

#2 Móng băng

Móng băng thường được chọn xây ở các công trình dân dụng. Chi phí xây dựng ở mức vừa phải bởi cấu tạo và thành phần đơn giản, dễ thực hiện. Móng băng có hình dạng dải dài, liên kết với nhau dọc theo chân tường hoặc giao nhau theo hình dạng bàn cờ.

#3 Móng cọc

Móng cọc là phương pháp thi công tối ưu dành cho nền đất yếu, có mực nước ngầm cao hoặc gần kênh nước. Khi thi công, móng cọc sẽ được thi công xuống tầng đất sâu, giúp truyền tải trọng xuống lớp đất đá cứng ở dưới.

Phương pháp sử dụng móng cọc phù hợp với những nơi nền đất yếu
Phương pháp sử dụng móng cọc phù hợp với những nơi nền đất yếu

Móng cọc được cấu tạo gồm 2 thành phần là đài cọc và phần cọc. Cọc đóng càng sâu thì khả năng chịu lực càng lớn. Nguyên liệu làm móng cọc khá đa dạng: tre, tràm, bê tông cốt thép,…

Ngoài ra, có nhiều loại móng nhà được phân loại dựa trên nguyên vật liệu và kết cấu móng, chẳng hạn như:

Loại móngVật liệu chínhĐặc điểm & Lưu ý
Móng gạchGạch nung hoặc gạch không nung, vữa xi măng, cát…– Được sử dụng cho các công trình cấp 4, công trình phụ, nhà tạm…
– Chỉ nên xây ở những nơi có nền đất ổn định, có độ cứng.
Móng đá hộcĐá hộc và vữa xi măng– Có khả năng chịu lực lớn, chống thấm, chống mài mòn, giá rẻ.
– Sử dụng nhiều đối với các công trình có quy mô lớn và những nơi có sẵn tài nguyên như vùng núi cao.
Móng gỗCọc tre hoặc cọc gỗÍt được lựa chọn bởi kén khu vực đất xây dựng. Loại móng này chỉ thích hợp để gia cố hoặc xây dựng công trình tạm.
Móng hỗn hợp   Bê tông và các loại nguyên liệu khác (tùy chọn)Kết hợp 2 hoặc nhiều loại nguyên vật liệu tùy theo nhu cầu xây dựng để đảm bảo độ bền chắc của công trình.
Móng đổ khốiBê tông, bê tông cốt thép, đá hộc.Được lựa chọn xây dựng rộng rãi bởi độ bền cao.
Móng nhà lắp ghépBê tông, vít– Móng nhà lắp ghép được lắp ghép theo hình khối đã thiết kế trước.
– Thời gian thi công nhanh, độ bền cao. Tuy nhiên, chi phí vận chuyển khá cao và đòi hỏi tay nghề kỹ thuật giỏi.
Các loại móng thông dụng khác

Chọn loại móng nhà dựa trên yếu tố nào?

#a Tải trọng công trình

Yếu tố tải trọng công trình góp phần quan trọng khi lựa chọn móng nhà khi xây dựng. Tải trọng của công trình bao gồm: trọng lượng công trình, đồ nội thất, con người và các tác động từ bên ngoài.

Tải trọng càng lớn thì đòi hỏi kết cấu móng phải càng bền chắc. Đối với các công trình sử dụng loại móng có bê tông cốt thép thì độ bền chắc càng cao.

#b Đặc điểm khu đất

Trước khi xây dựng, các kiến trúc sư và kỹ sư sẽ tiến hành khảo sát địa chất và đưa ra phương án phù hợp. Đối với các công trình càng lớn thì bước khảo sát càng cần cẩn thận và kỹ lưỡng hơn.

Cần khảo sát và thiết kế kỹ lưỡng trước khi thiết kế và thi công nhà ở
Cần khảo sát và thiết kế kỹ lưỡng trước khi thiết kế và thi công nhà ở

#c Kết cấu móng của nơi gần công trình

Có thể tham khảo phương án làm móng nhà của các công trình lân cận trong cùng khu đất. Điều này sẽ giúp gia chủ tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức khi xây dựng. Tuy nhiên, để đảm bảo chắc chắn thì vẫn phải khảo sát để đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất.

Quy trình thi công móng nhà như thế nào?

Mời Quý vị cùng tham khảo quy trình thi công móng nhà chuẩn nhất, đơn giản nhất của 4 loại móng phổ biến hiện nay.

BướcMóng cọcMóng băngMóng đơnMóng bè
Bước 1Chuẩn bị mặt bằng và các loại nguyên vật liệu thi côngChuẩn bị mặt bằng và các loại nguyên vật liệu thi côngChuẩn bị mặt bằng và các loại nguyên vật liệu thi côngTiến hành giác móng đúng theo bản vẽ thiết kế
Bước 2Dùng thiết bị hỗ trợ để đóng cọcĐào hố móng và làm phẳng mặt hốĐóng cọcĐào đất hố móng
Bước 3Đào hố móng xung quanh phần cọc và vệ sinh hố móngBố trí thép móng băngĐào hố móng và làm phẳng bề mặt móngXây tường móng
Bước 4Cắt bỏ đầu cọc thừa và bố trí thép móng cọcGhép cốp pha móngĐổ bê tông móngBố trí thép móng bè
Bước 5Ghép cốp phaĐổ bê tông móng băngGia công cốt thépĐổ bê tông giằng móng
Bước 6Đổ bê tông móng cọc; tháo cốp pha sau 1 – 2 ngày và bảo dưỡngTháo cốp pha, nghiệm thu phần móng và bảo dưỡngĐổ bê tông móng; tháo cốp pha và bảo dưỡngNghiệm thu và bảo dưỡng bê tông
Các bước thi công đơn giản các loại móng phổ biến

Những sai lầm nghiêm trọng khi thi công móng nhà

Sau đây là một số sai lầm nghiêm trọng hay mắc phải khi tiến hành thi công móng nhà:

  • Khảo sát địa chất không chính xác: dẫn đến tình trạng thi công móng không phù hợp, vừa mất thời gian, công sức, tiền bạc vừa mất an toàn. Điều này có thể xảy ra bởi sự cẩu thả, thiếu chuyên nghiệp và kinh nghiệm chuyên môn của đơn vị thi công.
  • Thiết kế móng không phù hợp: có thể gây xảy ra tình trạng sụp, lún, rạn nứt sau một thời gian sử dụng; hoặc thậm chí một số tình trạng công trình nghiêng và đổ ngay khi còn thi công.
  • Chọn sai vật liệu làm móng: gia chủ ham vật tư giá rẻ không rõ nguồn gốc khiến chất lượng công trình không đảm bảo.
  • Thợ thi công không đủ tay nghề: xây dựng đòi hỏi sự chuyên nghiệp và tay nghề cao để đảm bảo chất lượng bền lâu nhất. Tuy nhiên, nếu thợ không có đủ chuyên môn, không thi công đúng bản vẽ sẽ ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng và thẩm mỹ của công trình.

Với những thông tin về các loại móng nhà trên và lưu ý khi thi công móng nhà trên, mong rằng sẽ giúp ích cho Quý vị khi xây nhà. Nếu Quý vị có bất kỳ thắc mắc hay muốn được tư vấn kỹ hơn cũng như có dự định xây nhà đẹp. Vui lòng liên hệ ngay với số hotline để được tư vấn kỹ càng hơn.

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x